Những bạn gái có làn da mụn thường gặp khó khăn trong việc chọn lựa mỹ phẩm. Nếu không cẩn thận dùng sản phẩm dễ kích ứng có thể dẫn tới tình trạng mụn tồi tệ hơn. Bởi da mụn luôn nhạy cảm, dễ viêm nhiễm và bít lỗ chân lông. Cùng tìm hiểu cách chọn kem chống nắng cho da mụn dưới đây nhé.
Những tiêu chí chọn kem chống nắng cho da mụn không thể bỏ qua
Bạn hãy tìm sản phẩm có dòng chữ “Non- Comedogenic” nghĩa là không gây bít lỗ chân lông. Đây là tiêu chí quan trọng bởi kem chống nắng thường rất dễ gây ra tình trạng tích tụ thành phần làm bí bách lỗ chân lông.
Tìm sản phẩm không chứa các chất gây kích ứng: chất dẫn xuất, mùi hương, Oxybenzone, không chứa cồn và PABA.
Chất kem mỏng nhẹ, không quá đậm đặc. Đặt biệt là trong mùa hè khi chọn kem chống nắng phải chú ý tới tiêu chí này, chất kem mỏng sẽ giúp da dễ thở hơn trong mùa hè nóng bức.
Chứa những thành phần tốt, có lợi cho da: các thành phần khoáng chất như Zinc Oxide và Titanium Oxide trong kem chống nắng vật lý có khả năng bảo vệ da tốt hơn kem chống nắng hóa học.
Bạn hãy tìm sản phẩm có chữ “oil – free” nghĩa là không chứa dầu và chứa nhiều nước. Điều này giúp da tránh tình trạng nhờn rít, không gây bí tắc lỗ chân lông. Hoặc bạn hãy thiên về chọn loại kem chống nắng ở dạng nước hoặc dạng gel.
Tiêu chí cuối cùng cần quan tâm khi chọn kem chống nắng cho da mụn là chỉ số chống nắng. Không nên chọn chỉ số SPF quá cao có thể bít lỗ chân lông và làn da sẽ đổ dầu nhiều hơn. Chỉ số SPF lý tưởng là mức 50 trở xuống. Nếu làn da bạn bị mụn nghiêm trọng thì nên chọn chỉ số SPF chỉ ở mức 15 là đủ.
Nên chọn kem chống nắng vật lý hay kem chống nắng hóa học cho da dầu mụn
Kem chống nắng vật lý
Nguyên lý hoạt động: trong thành phần chính của kem chống nắng vật lý là Zinc Oxide và Titanium. Cơ chế hoạt động của loại kem này là tạo một lớp áo bảo vệ, phản xạ lại tia UV, ngăn chặn tia UV không xuyên qua da.
Ưu điểm: an toàn cho da, không gây kích ứng, dùng trong thời gian dài dưới nắng hơn.
Nhược điểm: dễ để lại vệt nắng trên da nếu không thoa đều, mang cảm giác bí và dễ gây bóng nhờn hơn. Tuy nhiên, những người có làn da ngăm đen thì không nên sử dụng bởi e này dễ gây loang lổ.
Kem chống nắng hóa học
Nguyên lý hoạt động: trong thành phần chính của kem chống nắng hóa học là avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone. Nó hoạt động tạo một màng bọc hóa học, hấp thu các tia UV. Sau đó các tia này sẽ bị xử lý, phân hủy rồi phóng thích ra ngoài để không làm tổn thương cho da.
Ưu điểm: dễ dàng thẩm thấu nhanh vào da, không tạo bóng dầu, không để vệt trắng xóa.
Nhược điểm: không bền vững với nắng nên người dùng cần phải bôi lại kem sau 2 – 3 giờ nếu hoạt động ngoài trời. Và sau khi thoa cần chờ khoảng 15 – 20 phút để kem chống nắng ngấm vào da trước khi ra nắng.
Khi chọn kem chống nắng cho da dầu mụn thì bạn nên ưu tiên loại kem chống nắng vật lý sẽ ít gây kích ứng cho da hơn.
Da mụn thì có nên dùng kem chống nắng không?
Nhiều người có làn da mụn thường ngại sử dụng kem chống nắng vì sợ tình trạng sẽ trở nên nặng hơn. Thực tế đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, theo chuyên gia da liễu, da mụn vẫn cần dùng kem chống nắng. Bởi nếu tiếp xúc với tia nắng mặt trời chứa nhiệt hồng ngoại thì mụn sẽ càng bùng phát nặng hơn. Đồng thời sắc tố melanin hình thành trên da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ khiến vết sẹo mụn trầm trọng, thâm hơn rất nhiều.
Xem thêm:
>>> Cách kẻ eyeliner cho mắt 1 mí thêm to tròn xinh xắn
>>> Cushion Clio cho da dầu mụn: Cushion Clio Kill Cover Founwear XP