Mua cả mảnh vườn to với giá trên trời, nhiều nhà đầu tư ngấm trái đắng trong cơn sốt đất Hòa Lạc. Nguyên nhân do đâu lại có nhiều người sập bẫy như vậy, cùng tìm kiếm lời giải đáp từ các chuyên gia bất động sản.
Lý giải nhà đầu tư dễ bị sập bẫy đất Hòa Lạc
Vụ việc một số khu vực đất Hòa Lạc bỗng chốc được đẩy giá lên cao không tưởng, hơn 20 triệu đồng/m2, xuất phát từ thông tin có một tập đoàn Bất động sản lớn đang xin chủ trương đầu tư xây dựng dự án khu đô thị lớn ,có quy mô rộng hơn 800 ha tại địa phận của huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai.
Trong khi giá đất Hòa Lạc tại các khu vực xung quanh chỉ ở mức 5 -7 triệu /m2, mà bán cũng chẳng có ai mua.
Lý giải cho hiện tượng đất Hòa Lạc “lên đồng” này, ông Nguyễn Quốc Huy, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Kinh doanh bất động sản Hải Phát nhận định: Kinh bản thổi giá bất động sản Hòa Lạc đã không còn là một hiện tượng mới xảy ra. Theo kịch bản một nhóm đầu tư sẽ thành lập một nhóm giao dịch bất động sản theo cách thức từ tay trái sang tay phải, từ người này sang người khác. Theo đó, sau mỗi lần giao dịch sẽ hình thành mức giá mới đến thời cơ thuận lợi, các nhà đầu tư sẽ đồng loạt bán xả ồ ạt và người cuối cùng trong chuối này sẽ không còn cơ hội để bán tiếp cho người khác nữa.
Giá bị đẩy lên cao, nhà đầu tư vẫn quyết định dốc tiền đầu tư để rồi bị sập bẫy, các chuyên gia cho rằng bắt nguồn từ việc thiếu thông tin về quy hoạch đất, kế hoạch sử dụng đất. Cũng thể không loại trừ khả năng một số lãnh đạo địa phương cố tình ém nhẹm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không công bố rộng rãi, chỉ cung cấp cho một số nhà đầu tư, nhằm đầu cơ trục lợi là nguyên nhân cho sự việc này.
Tại thời điểm vàng của giá đất Hòa Lạc, các cò mồi, băng rôn, banner, biển bán đất tự chế được bày trí rầm rộ ở mọi nơi và người đến đầu tư tấp lập. Tuy nhiên, mãi sau đó chính quyền địa phương mới công bố thông tin quy hoạch đất không có dự án với mọi người. Khi đó, nhiều nhà nhà đầu đã chót dốc tiền mất rồi.
Hiện tượng này đã từng xảy ra 10 năm trước tại Ba Vì, anh Tùng, một công chức tại Hà Nội là nạn nhân của việc thiếu thông tin từ chính quyền địa phương và bị các cò đất dụ dỗ đã cùng bạn bè đầu tư đất ở Ba Vì để đón đầu sóng “dời đô”. Nhưng đến cuối năm 2010, khi chính quyền công bố bản quy hoạch và không có chuyện “dời đô” thì mảnh đất đó đã bay mất 1/3 giá trị.
Bài học từ cái bẫy đất Hòa Lạc
Vụ việc bẫy dự án “ma” đất Hòa Lạc không phải bài học đầu tiên với các nhà đầu tư. Mới năm ngoái, xã hội vẫn chưa hết bàng hoàng trước các chiêu trò lừa đảo bất động sản của Công ty Địa ốc Alibaba, mà hiện tại nhiều người vẫn đang vật vã đi đòi lại tiền.
Bàn luận về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) nhận định đây không phải thực trạng mới xảy ra. Thực tế đã có nhiều bài học đắt giá như cơn sốt đất Ba Vì, Mê Linh đã khiến nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ phong trào lỗ nặng. Cũng theo ông Hà, bài học ở đây cần ra là nhà đầu tư không nên đổ tiền vào dự án bất động sản khi chưa thấy đất, chưa thấy tiềm năng và không nên chỉ tin vào những chiêu trò truyền thông hoạch định của nhóm đối tượng lừa đảo bất động sản.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam nhìn nhận cần phải siết chặt hoạt động môi giới hơn để ngăn chặt các trường hợp tương tự xảy ra: Hiện nay, vẫn còn nhiều lộn xộn, bát nháo trong hoạt động mua – bán, thậm chí tiếp tay cho dự án ma gây hại cho nhà đầu tư. Đây là biểu hiện hoạt động quản lý chưa chặt chẽ , không theo quy trình – quy định của pháp luật và môi giới bất động sản chưa qua đào tạo.
Trên đây là những thu thập nhận định của các chuyên gia về vụ việc cái bẫy đất Hòa Lạc, hi vọng nó sẽ hữu ích với các nhà đầu tư. YouHomes chúc bạn có các quyết định đầu tư thông minh, đúng đắn và sớm sinh lời.
Xem thêm: