Từ A đến Z về cách đọc BCTC chuyên nghiệp nhất (phần 1)

Đọc báo cáo tài chính luôn là đề tài mà bất cứ kế toán hay kiểm toán viên nào cũng đều quan tâm khi mới bắt đầu. Bài viết này sẽ trình bày chi tiết cho bạn về cách đọc báo cáo tài chính hiệu quả, trọng tâm và nhanh chóng.

1. Xem ý kiến của kiểm toán viên

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất trong cách đọc báo cáo tài chính. Dù cho bản báo cáo có chuyên sâu và phân tích khách quan như thế nào thì nếu những số liệu được sử dụng trong đó không được kiểm toán viên công nhận về tính trung thực và hợp lý thì tất cả đều vô giá trị. Thông thường có 4 mức độ chấp nhận theo thứ tự giảm dần về tính trung thực của số liệu được sử dụng trong báo cáo tài chính theo ý kiến của kiểm toán viên: chấp nhận toàn phần, ngoại trừ, không chấp nhận và từ chối. Khi đọc báo cáo tài chính của một công ty mà ý kiến của kiểm toán viên là từ chối thì bạn không được phép sử dụng để phân tích bởi những số liệu trong đó là hoàn toàn không có giá trị và không được công nhận. 

báo cáo tài chính

2. Đọc hiểu Bảng cân đối kế toán

Nhìn vào Bảng cân đối kế toán, bạn có thể đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó, phổ biến nhất chính là cuối tháng và cuối quý. 
Bảng cân đối kế toán được cấu tạo gồm 2 phần chính là Tài sản và Nguồn vốn với tổng giá trị luôn luôn bằng nhau theo phương trình kế toán. Cụ thể:

a. Tài sản

Điều kiện để ghi nhận Tài sản của doanh nghiệp khi tài sản đó thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp và chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, giá trị tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. 
Tài sản ngắn hạn: Là những loại tài sản dễ dàng có thể chuyển đổi sang tiền mặt trong vòng 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. 
Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của doanh nghiệp bao gồm: các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, bất động sản đầu tư và các tài sản dài hạn khác. 

b. Nguồn vốn

Khác với tài sản, nguồn vốn được hiểu là các quan hệ về tài chính giúp cho doanh nghiệp có thể khai thác và huy động một số tiền nhất định để đầu tư tài sản. Nói cách khác thì nguồn vốn chính là nguồn hình thành tài sản. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta có phương trình kế toán Tài sản = Nguồn vốn áp dụng cho mọi bảng cân đối kế toán hiện hành. 
Nợ phải trả: Đây là khoản mục được định nghĩa là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện như mua bán hàng hóa và sử dụng dịch vụ, vay nợ, phải trả công nhân viên và các khoản thuế cần phải thanh toán dựa trên các nguồn lực của mình. 
Vốn chủ sở hữu: Đây được coi là giá trị vốn của doanh nghiệp và được xác định theo công thức: 
Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả
Bạn đọc cần tập trung phân tích Bảng cân đối kế toán theo trình tự sau:
Liệt kê những mục lớn với tổng giá trị chiếm tỷ trọng cao trong Tài sản và Nguồn vốn của doanh nghiệp.

Tập trung xem xét về sự thay đổi của các khoản mục này tại thời điểm báo cáo. Việc làm này sẽ giúp bạn tập trung vào phần lớn tài sản và các nguồn hình thành tài sản chủ yếu của doanh nghiệp, từ đó rút ngắn thời gian đọc hiểu báo cáo tài chính và đưa ra nhận định chính xác nhất.
Bên cạnh đó, một cách đọc báo cáo tài chính của công ty rất hiệu quả giúp bạn phát hiện rủi ro của doanh nghiệp chỉ thông qua bảng cân đối kế toán đó chính là cân đối tài chính. Các tài sản dài hạn đều cần phải được hình thành từ nguồn vốn dài hạn tương ứng. Một công cụ rất đắc lực để bạn sớm phát hiện điều này chính là Vốn lưu động thuần:

Vốn lưu động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Nếu một doanh nghiệp có vốn lưu động thuần <0 hoặc đang có xu hướng giảm thì đây là dấu hiệu của sự mất cân bằng tài chính trong tương lai bởi ở thời điểm hiện tại, công ty đó đang dùng nợ ngắn hạn để thanh toán và tài trợ cho các tài sản dài hạn.
https://noithatphoxinh.edu.vn/

https://noithatphoxinh.edu.vn/nop-to-khai-thue-qua-mang-la-gi/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *