Nội thất phố xinh, chia sẻ những mẫu thiết kế nội thất đẹp sang trọng, kiến thức về thiết kế kiến trúc nội thất và cập nhật những xu hướng thiết kế trong năm...

Vấn đề thuế GTGT đối với hàng hóa, tài sản bị hư hỏng

0

Trên thực tế, việc hàng hóa bị hư hỏng, tổn thất vẫn xảy ra thường xuyên tại doanh nghiệp. Trong những trường hợp đó, doanh nghiệp cần có hướng xử lý để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt là về thuế GTGT. Ngoại trừ việc tham khảo cách viết hóa đơn GTGT, cách lưu trữ hóa đơn điện tử đầu vào,… kế toán cần trang bị cho mình kỹ năng xử lý thuế GTGT khi hàng hóa, tài sản bị hỏng hóc, tổn thất. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cách xử lý thuế GTGT trong trường hợp hàng hóa, tài sản bị hư hỏng.

1. Phân loại hàng hóa tài sản bị hư hỏng, tổn thất

Dựa vào tính chất, nguyên nhân dẫn đến hư hỏng hàng hóa có thể phân chia thành 3 nhóm chính sau:

– Nhóm 1: Hàng hóa tổn thất do điều kiện khách quan: thiên tai, hỏa hoạn, cháy nổ,…

– Nhóm 2: Hàng hóa hư hỏng do chủ quan trong quản lý: Bị mất, rơi, hỏng, làm mất hàng khi vận chuyển, sai quy trình sản xuất, bảo quản,…

– Nhóm 3: Hàng tổn thất, hư hại do sinh hóa tự nhiên: Các trường hợp hao mòn tự nhiên, hàng hết hạn sử dụng…

2. Cách xử lý thuế GTGT trong các trường hợp hàng hóa tài sản bị hư hỏng

Trường hợp 1: Hàng hóa tổn thất, doanh nghiệp không được bồi thường

Với những nguyên nhân chủ quan hàng hóa bị hư hỏng hoặc doanh nghiệp không đăng ký bảo hiểm rủi ro thì doanh nghiệp sẽ không được nhận khoản bồi thường nào cả. Khi đó, doanh nghiệp được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT của hàng hóa, tài sản bị tổn thất.

Căn cứ theo Công văn 4403/ BTC- CST: Trường hợp hợp đồng bảo hiểm quy định giá trị bồi thường không bao gồm thuế GTGT của hàng hóa, tài sản chịu thuế GTGT bị tổn thất, cơ sở kinh doanh nhận tiền bồi thường bảo hiểm lập chứng từ thu theo quy định và được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất. Cơ sở kinh doanh bảo hiểm lập chứng từ chi tiền bồi thường bảo hiểm.

Trường hợp 2: Hàng hóa tổn thất, doanh nghiệp được nhận bồi thường, bảo hiểm

a. Nếu trong hợp đồng bảo hiểm quy định giá trị bồi thường không bao gồm thuế GTGT của hàng hóa, tài sản chịu thuế GTGT bị tổn thất thì doanh nghiệp nhận tiền bồi thường bảo hiểm lập chứng từ thu tiền bồi thường sau đó thực hiện khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất. Cơ sở kinh doanh bảo hiểm lập chứng từ chi tiền bồi thường bảo hiểm.

b. Nếu hợp đồng bảo hiểm quy định giá trị bồi thường bao gồm thuế GTGT của hàng hóa, tài sản chịu thuế GTGT bị tổn thất thì khi đó doanh nghiệp bị tổn thất cần xuất hóa đơn GTGT, trong hóa đơn phải ghi rõ các chỉ tiêu: giá trị tổn thất được bồi thường chưa có thuế GTGT, số tiền thuế GTGT được bồi thường. Tiếp theo, DN kê khai, tính nộp thuế GTGT đầu ra tương ứng với số thuế GTGT được bồi thường và được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất. 

Nộp thuế điện tử vẫn còn khó khăn với đối tượng là cá nhân 

Quy trình hủy hóa đơn giấy để chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử

Trường hợp 3: Hàng hóa, tài sản tổn thất, doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền cho doanh nghiệp bị tổn thất tự quyết định sửa chữa tài sản.

– Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi tiền bồi thường cho doanh nghiệp bị tổn thất theo hóa đơn (mang tên doanh nghiệp bị tổn thất) sửa chữa tài sản và hợp đồng bảo hiểm.

– Đồng thời, doanh nghiệp bảo hiểm được kê khai khấu trừ thuế GTGT tương ứng với phần bồi thường bảo hiểm thanh toán theo hóa đơn GTGT của doanh nghiệp bị tổn thất.

– Nếu số tiền bồi thường bảo hiểm có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì bên bảo hiểm phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

 

Rate this post
Bookmark and Share
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.