Nội thất phố xinh, chia sẻ những mẫu thiết kế nội thất đẹp sang trọng, kiến thức về thiết kế kiến trúc nội thất và cập nhật những xu hướng thiết kế trong năm...

Cách chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà liền kề

0

Từ xưa đến nay việc chống thấm luôn là vấn đề quan trọng để tạo nên sự vững chắc cho ngôi nhà. Đặc biệt phải kể đến công việc chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà liền kề vì nó không những ảnh hưởng tới mỹ quan, chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng tới tình cảm, tình làng nghĩa xóm giữa 2 nhà. Vì vậy hãy tham khảo ngay những cách chống thấm khe tiếp giáp qua bài viết dưới đây nhé!

1. Vì sao cần chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà liền kề?

Sở dĩ khe tiếp giáp xuất hiện do khi hai nhà cùng xây tại một thời điểm nhà sau không trát được khe tiếp giáp, không lắp máng thoát nước hoặc do sự co lún của hai móng nền. 

Vậy tại sao chúng ta cần phải chống thấm khe tiếp giáp? Bởi vì:

Khi trời đổ mưa nước sẽ thấm vào trong nhà lâu dần sẽ gây ra tình trạng ẩm mốc, ố vàng, sinh ra rong rêu gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.

Không những thế những vết ố vàng, ẩm mốc hay rong rêu sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chính bạn và những người thân trong gia đình.

Hư hỏng nhiều thiết bị điện tử treo trên tường.

Không chỉ tạo rong rêu, ẩm mốc tường nhà bạn khi ngấm nước sẽ tạo ra các vết loang lổ, phồng rộp gây ảnh hưởng tới khả năng chống thấm bảo vệ tường.

Nếu chống thấm khe tiếp giáp kịp thời thì sẽ không mất thêm nhiều chi phí không cần thiết chẳng hạn như làm lại lớp chống thấm tường.

chống thấm khe tiếp giáp hiệu quả

>> Gợi ý cho bạn: 

2. Một số vật liệu chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà liền kề.

Có lẽ khe tiếp giáp là vị trí khó chống thấm nhất vì nơi đây khó quan sát và tiếp xúc. Vì thế khi thi công chống thấm ở tiếp giáp cần đảm bảo những yếu tố:

Cần đạt độ đàn hồi cao để có thể giãn nở thích nghi với mọi điều kiện nhiệt độ của thời tiết.

Khả năng chống thấm nước cao.

Độ bám dính tốt để có thể chịu tác động ngược chiều từ nước bên ngoài.

Tuổi thọ cao để giúp công trình ngăn nước trong thời gian dài.

2.1 Chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà liền kề bằng sika.

Có lẽ chống thấm bằng sika là một trong những vật liệu chống thấm quá đỗi quen thuộc đối với các công trình. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chống thấm bằng sika như sau:

Bước 1: Làm sạch bề mặt trên tường khỏi những bụi bặm, vết ố vàng, rêu mốc.

Bước 2: Nếu trên tường của bạn xuất hiện các vết nứt thì nên xử lý trước khi chúng ta tiến hành chống thấm.

Bước 3: Phủ lớp lót chống thấm lên bề mặt tường.

Bước 4: Phủ tiếp lớp vữa lên trên lớp lót ( tối thiểu cần 2 lớp đến 3 lớp).

Bước 5: Sơn trát bảo vệ và tạo lớp thẩm mỹ cho tường.

Lưu ý: Khi sử dụng chống thấm bằng sika ta chỉ sử dụng cho bề mặt tường phía trong.

2.2 Chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà liền kề bằng màng khò nóng.

Hãy thực hiện dán màng khò theo dọc từ sàn theo chân tường bằng đèn khò khí gas. Sau khi đã dán xong nên gia cố lớp bảo vệ phía trên bằng phụ gia thích hợp.

chống thấm khe tiếp giáp hiệu quả hình 2

Lưu ý: 

  • Nên miết thật chặt màng để đạt được độ bám dính cao nhất.
  • Chú ý các vị trí ở góc hay gấp khúc.

Hy vọng với những kiến thức về chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà liền kề mà bài viết trên mang lại sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề về chống thấm khe tiếp giáp mà bạn đang gặp phải trong thực tế. Mọi ý kiến đóng góp hay thắc mắc của các bạn hãy để dưới phần bình luận để có thể giải đáp nhanh nhất nhé!

>> Có thể bạn quan tâm: Bảng báo giá sơn chống thấm mới nhất, tốt nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn)
Bookmark and Share
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.