[HỎI&ĐÁP] Có nên sử dụng miếng dán chống thấm trần nhà không?

Khi nhắc tới các phương pháp chống thấm mới, không thể không nhắc tới chống thấm bằng miếng dán. Nếu bạn chưa hiểu rõ về loại sản phẩm này thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để cùng xem những ưu điểm nổi trội của nó, và tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi có nên sử dụng miếng dán chống thấm trần nhà hay không?

1. Miếng dán chống thấm là gì?

Miếng dán chống thấm hay còn được biết tới là màng chống thấm tự dính hoặc băng keo chống thấm là loại vật liệu chuyên dụng để chống thấm dột. Được cấu thành bởi 3 bộ phận chính là chất keo được pha chế từ các phụ gia đặc biệt và bề mặt nhôm và màng chống dính. 

miếng dán chống thấm

Chất keo giúp cho miếng dán có khả năng dãn được trên mọi bề mặt, đặc biệt là cả ở trong nước. Tuy là chất hóa học nhưng chất keo này lại được sản xuất với những đặc tính thân thiện với môi trường, không gây nguy hiểm tới sức khỏe của con người. Bề mặt nhôm của miếng dán được tạo ra từ hỗn hợp của Aluminum, PE và một số chất phụ gia khác. Lớp nhôm này giúp miếng dán có thể chịu được nhiệt, ngăn chặn các tia cực tím, UV, bảo vệ tuổi thọ và độ bền bỉ cho lớp keo. Cuối cùng là màng chống dính, đặc điểm của bộ phận này chính là màu trắng đục của nó, lớp màng có tác dụng bảo vệ bề mặt keo và tạo điều kiện tháo gỡ dễ dàng cho miếng dán khi thi công.

2. Ưu – nhược điểm của miếng dán chống thấm

Vật liệu chống thấm nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng biệt, hãy cùng tìm hiểu về ưu – nhược điểm của miếng dán chống thấm ngay sau đây nhé!

miếng dán chống thấm hình 2

Về ưu điểm:

Tiện lợi, dễ dàng thi công, tiết kiệm chi phí và thời gian thi công

Có thể kết dính tốt trên nhiều loại vật liệu, bề mặt công trình

Chống chịu được thời tiết, tia tử ngoại, UV, khả năng kết dính cao

Có thể che phủ màu của các lớp sơn phủ hoặc nhưa, đá tự nhiên lên trên, đảm bảo được tính thẩm mỹ

Đa dạng sản phẩm, dễ dàng đáp ứng phong phú nhu cầu của mọi khách hàng.

Về nhược điểm: Miếng dán chống thấm chỉ đạt hiệu quả tốt nhất khi xử lý tình trạng thấm dột ở các công trình trong mức vừa phải, không bao phủ hoàn toàn được diện tích. Đây là một giải pháp tạm thời, không mang tính lâu dài.

>> Có thể bạn quan tâm: Sơn chống thấm nhà vệ sinh có hiệu quả không?

3. Quy trình thi công chống thấm sử dụng miếng dán chống thấm trần nhà

Đầu tiên, bạn cũng cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt trần nhà trước khi tiến hành thi công, đảm bảo loại bỏ mọi bụi bẩn, cặn bã, các tạp chất dính trên trần nhà. 

Sau đó, cắt miếng dán theo kích cỡ phù hợp, tháo màng bảo vệ và dùng con lăn lăn mạnh lên bề mặt với một lực thích hợp để loại bỏ không khí giữa bề mặt và miếng dán. Giữa các mối nối được chồng lên nhau cần đảm bảo khoảng cách tối thiểu 5 cm. Ngoài ra, ban có thể gia tăng độ bám dính lên bề mặt bằng cách làm nóng miếng dán chống thấm bằng máy sấy nóng trong quá trình thi công.

miếng dán chống thấm hình 3

Nếu cảm thấy quy trình quá phức tạp, hãy nhờ tới sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả tốt nhất nhé!

4. Có nên dùng miếng dán chống thấm trần nhà không?

Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy nhìn vào chính tình hình thực tế của công trình xây dựng. Nếu bạn đang cần khắc phục tạm thời tính trạng thấm, dột, một biện pháp vừa hiệu quả lại vừa tiết kiệm chi phí, dễ dàng thi công thì nên lựa chọn biện pháp này. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lựa chọn các phương pháp chống thấm lâu dài cho ngôi nhà của mình ngay từ khi còn trong quá trình xây dựng.

Bài viết trên của chúng tôi đã giải đáp chi tiết nhất về miếng dán chống thấm trần nhà cho bạn. Hy vọng rằng những thông tin trong bài sẽ đem lại cho bạn những hiểu biết cụ thể hơn về sản phẩm chống thấm tiện lợi này.

>> Bài viết nổi bật: 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *