Bạn đang muốn tìm hiểu về việc áp dụng thi công cừ tràm trong xây dựng, thiết kế công trình xây dựng nhà mình. Tuy nhiên bạn lại chưa rõ ràng về hình thức này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thi công cừ tràm.
1. Bạn hiểu thế nào là thi công cừ tràm?
Để hiểu thế nào nào thi công cừ tràm được áp dụng trong ngành xây dựng thì đầu tiên bạn phải hiểu cừ tràm là gì. Tại sao cừ tràm lại được mọi người sử dụng nhiều trong xây dựng đến vậy.
Cừ tràm là loại cây trồng rất phổ biến ở nước ta đặc biệt là ở các vùng Nam Bộ nước na. Là loại cây trồng lấy gỗ. Với những đặc tính rất dễ trồng, có thể phát triển ở mọi điều kiện thời tiết dù có khô cằn nhất và không đòi hỏi sự chăm sóc cao từ người trồng.
Mỗi bộ phận trên cây cừ tràm đều đem lại những tác dụng rất hữu ích trong cuộc sống của con người. Thường khi nhắc đến các loại cây thân gỗ thì người ta chỉ thường nghĩ đến thân cây của nó vì chỉ lấy gỗ. Nhưng cừ tràm không chỉ thân cây mới đem lại lợi ích cho con người mà lá cây cừ tràm cũng có công dụng rất lớn đó là triết xuất tình dầu trong ngành dược liệu.
Thân cây cừ tràm được sử dụng rất nhiều trong ngành gỗ cũng như xây dựng, được dùng để gia cố nền móng hay làm vững những khu đất trũng.
Thi công cừ tràm là biện pháp đóng cọc cừ tràm xuống nền đất móng sâu để gia cố cho nền móng hay tạo độ vững chắc cho những vùng đất trũng, dễ bị sụt lún.
2. Phương pháp thi công cừ tràm
Phương pháp thi công cừ tràm được hiểu đơn giản nhất là đóng cọc cừ tràm xuống nền, móng nhằm tăng tính vững chắc, kiên cố cho phần móng, bên dưới của công trình xây dựng.
Phương pháp thi công cừ tràm được phân loại dựa trên đặc điểm hai loại nền đất sau:
Nền đất có tải trọng yếu: các nơi bùn, ven sông, ao, mương…
Địa hình đất ngập nước quanh năm (đây là địa hình phù hợp nhất để thi công cừ tràm).
Dựa vào các địa hình đó mà có các phương pháp thi công cừ tràm khác nhau:
Thi công cừ tràm bằng máy: phù hợp với các địa hình có thể dùng được các máy móc, phương tiện vận chuyển cừ tràm. Phương pháp này mang lại nhiều lợi thế và ưu điểm trong việc tiết kiệm thời gian, nhân lực, chi phí.
Thi công cừ tràm thủ công (thi công cừ tràm bằng tay): phù hợp với các địa hình chật hẹp, không thể dùng tới các máy móc, phương tiện khác. Phương pháp này hiện nay không phổ biến vì tốn kém về thời gian và chi phí, cần nguồn nhân công lớn.
3. Những lưu ý khi thi công cừ tràm
Việc thi công cừ tràm tưởng chừng là một công việc dễ dàng nhưng ngược lại thi công cừ tràm là một khâu vô cùng quan trọng để quyết định đến chất lượng công trình của bạn.
Vì độ bền nền móng sẽ bị ảnh hưởng bởi chất lượng của cừ tràm. Do vậy, khi thực hiện thi công cừ tràm, bước chọn cừ tràm có vai trò rất quan trọng. Những cây cừ tràm được chọn để thi công phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng và kích thước.
Về chất lượng: Phần gỗ bên trong cây cừ tràm dùng để thi công phải còn tươi, thân cây phải thẳng. Như vậy mới được khai thác và được dùng trong thi công, bảo quản trong điều kiện tốt nhất.
Về kích thước: Với mỗi địa hình và công trình khác nhau mà sẽ có những tiêu chuẩn về kích thước khác nhau. Do vậy, trước khi tiến hành thi công cần có sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp các cây cừ tràm với địa hình, công trình đó bằng cách khảo sát và nghiên cứu địa hình.
Không chỉ vậy, trước khi tiến hành thi công cừ tràm cần lưu ý tìm hiểu rõ về khả năng chịu lực của cừ tràm, đối với các nền đất quá yếu cần có những biện pháp hỗ trợ, đặt nền móng khác.
Ngoài ra, cần để ý, quan tâm đến vấn đề vị trí mực nước ngầm trong mùa mưa, nắng thất thường.
Như vậy, khi thi công cừ tràm, đòi hỏi người thực hiện phải có những tính toán và hiểu biết nhất định về thi công cừ tràm. Hiểu rõ mất độ đóng cọc cũng như độ ẩm của đất để thi công cừ tràm trở nên dễ dàng và đạt chất lượng cao nhất.
>> Có thể bạn quan tâm: