Nội thất phố xinh, chia sẻ những mẫu thiết kế nội thất đẹp sang trọng, kiến thức về thiết kế kiến trúc nội thất và cập nhật những xu hướng thiết kế trong năm...

Những lưu ý khi kê khai thuế GTGT trong DN

0

Bên cạnh những vấn đề về quy định về chuyển đổi hóa đơn điện tử khi sử dụng hóa đơn điện tử, thì một trong những nội dung quan trọng mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua chính là các lưu ý khi thực hiện kê khai thuế GTGT.

Để đảm bảo việc kê khai thuế GTGT được diễn ra thuận lợi nhất, doanh nghiệp cần lưu ý:

Thứ nhất, hoàn thiện đầy đủ hồ sơ chứng từ kế toán khi phát sinh các giao dịch kinh tế. Tại thời điểm kê khai thuế, nếu DN không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ kế toán, DN không được kê khai số thuế GTGT đầu vào hoặc đầu ra này. Trong trường hợp đã kê khai DN phải khai bổ sung hồ sơ khai thuế.

Hồ sơ khai bổ sung gồm:

– Tờ khai thuế của kỳ tính thuế bị sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh;

– Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS (trong trường hợp khai bổ sung, điều chỉnh có phát sinh chênh lệch tiền thuế).

Thứ hai, hoàn thiện đầy đủ, chính xác các thông tin trong các chứng từ kế toán cùng một giao dịch kinh tế phát sinh: DN phải thường xuyên đối chiếu kiểm tra, giao trách nhiệm cho nhân viên thực hiện các giao dịch kinh tế để tránh nhầm lẫn, sai sót trong quá trình thực hiện. Các thông tin (họ tên, địa chỉ…) ghi trong hóa đơn GTGT, biên bản giao nhận hàng hóa, chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Thứ ba, điều chỉnh thuế GTGT đối với sản phẩm, hàng hóa mua phát hiện thiếu: Khi kê khai thuế, nếu DN chưa có quyết định xử lý sản phẩm, hàng hóa thiếu, thì DN điều chỉnh số thuế GTGT bị thiếu theo sản phẩm, hàng hóa. Đồng thời, điều chỉnh giảm thuế GTGT trên tờ khai thuế GTGT.

Thứ tư, kiểm soát chặt chẽ về thời điểm trên chứng từ kế toán và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt: Mặc dù, quy định của Luật thuế GTGT về chứng từ không dùng tiền mặt từ có hiệu lực từ năm 2013, sau đó sửa đổi năm 2015. Tuy nhiên, nhiều DN vẫn mắc phải lỗi trong chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Đặc biệt, đối với các khoản tiền thanh toán bằng tiền mặt dưới 20 triệu đồng, phát sinh nhiều lần trong cùng một ngày cùng một nhà cung cấp, nhưng tổng số tiền vượt 20 triệu đồng cũng không đủ điều kiện để kê khai thuế GTGT. Ngày tháng phát sinh trong các chứng từ kế toán không khớp nhau (giữa hóa đơn GTGT với biên bản giao hàng, phiếu nhập kho…).

Do vậy, DN phải giao trách nhiệm cho các cá nhân, bộ phận khi thực hiện các giao dịch; đồng thời, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn để tránh các trường hợp nêu trên. Nếu DN phát hiện sai sót, nhầm lẫn trong kỳ kê khai, DN phải khai bổ sung hoàn thuế GTGT.         

Vấn đề thuế GTGT đối với hàng hóa, tài sản bị hư hỏng  

Nộp thuế điện tử vẫn còn khó khăn với đối tượng là cá nhân

Như vậy trên đây là 05 lưu ý khi doanh ngiệp thực hiện việc kê khai thuế GTGT. Theo quy định, kế toán doanh nghiệp phải thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng tuân thủ đầy đủ theo quy định của luật kê toán, vừa phải tuân thủ theo quy định của luật thuế giá trị gia tăng và các nghị định, thông tư hướng dẫn. Chính vì vậy, việc ke ekhai thuế giá trị gia tăng thường là vấn đề khó đòi hỏi các kế toán phải giảm thiểu tối đa những sai sót, vì chỉ cần sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân người làm kế toán thuế giá trị gia tăng. Chính vì vậy, với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp các doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp nắm được những vấn đề cần lưu ý khi kê khai thuế giá trị gia tăng trong doanh nghiệp.   

 

Rate this post
Bookmark and Share
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.